Trong những năm gần đây, Google My Business là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình thực hiện SEO Google. Nó không chỉ giúp khẳng định uy tính doanh nghiệp trong lòng người tiêu dùng mà còn hỗ trợ xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm, tăng lưu lượng khách hàng đến với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận với các mục tiêu khách hàng mới.
Vậy làm cách nào để tối ưu danh sách Google My Business tốt nhất? Các chiến lược SEO Local là gì? Làm sao có thể phát triển doanh nghiệp bằng các chiến lược Local SEO thông minh và đơn giản?
Local SEO giúp quản lí quá trình SEO Google My Business |
Hãy cũng Vlink tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Ngày 28/10, Search Engine Journal đã tổ chức một buổi hội thảo với sự tài trợ của SEMrush, và người phát ngôn là Ross Tavendale - Giám Đốc điều hàng tại Type A Media.
Buổi hội thảo hướng dẫn một vài quy trình làm việc đơn giản mà các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể bắt đầu làm việc ngay trên danh sách Google My Business của họ một cách thông minh.
Buổi hội thảo hướng dẫn Local SEO trên Google My Business |
Buổi hội thảo được tóm tắt như sau:
Điều hành một doanh nghiệp SMEs là điều không dễ, bạn sẽ phụ trách tất cả các công việc nhân sự, tài chính, hoạt động công ty, bán hàng, marketing,... và hàng ngàn công việc khác.
Với môi trường làm việc 4.0, mọi thứ luôn thay đổi và hội nhập như ngày nay, nếu bạn chỉ đứng yên và duy trì tình trạng công ty đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn sẽ bị hao mòn và tụt hậu theo thời gian.
Vì vậy, khi nói đến việc tối ưu để có thứ hạng tốt trên Google, bạn cần phải có kế hoạch, chiến lược, quy trình SEO tổng thể, SEO Website và làm việc thông minh giúp tiết kiệm thời gian, phát triển doanh nghiệp và giữ cho khách hàng của bạn hài lòng.
1. Doanh nghiệp cần quan tâm đo lường và quản lý những gì?
Để có thể đưa ra một chiến lược kinh doanh tốt, bạn cần hiểu khách hàng của mình và xem những quyết định hiện tại của mình đúng hay không? Để có thể đưa ra quyết định đúng nhất, bạn có thể trả lời các câu hỏi sau:
- Khách hàng tiềm năng mới đến từ nguồn nào?
- Doanh thu ngày hôm nay của doanh nghiệp đến từ đâu?
- Lý do vì sao hôm nay cửa hàng đông/vắng so với bình thường?
- Khách hàng biết đến công ty qua đâu?
- Làm sao để khách hàng biết đến thương hiệu công ty của bạn?
Nếu bạn trả lời là “Internet” cho những câu hỏi này thì lại có vấn đề.
Cách để giải quyết vấn đề này là làm cho lượng truy cập “trực tiếp” của bạn càng gần 0 càng tốt. Ngoài ra, Direct traffic (lưu lượng truy cập trực tiếp) là mặc định không có thông tin nào khác được chuyển đến Google Analytics.
Để tránh điều này, bạn nên làm như sau:
1.1. Thực hiện UTM tracking trên external link
Ứng dụng UTM tracking vào:
- Google My Business.
- Facebook.
- Twitter.
- Instagram.
- Chữ ký email của bạn.
UTM Tracking |
Bạn có thể sử dụng công cụ Campaign URL Builder của Google để thêm thông số UTM vào các liên kết của mình. Sau đó, bạn có thể xem lưu lượng truy cập được phân đoạn trong phần event tracking của Google Analytics.
1.2. Sử dụng số điện thoại theo dõi động dựa trên Referral link
Bạn cũng nên thay đổi số điện thoại của trang web tuỳ thuộc vào khách hàng đến từ đâu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các số liệu Call Tracking để đặt âm báo lên mỗi số điện thoại, nó giúp bạn nhận thông tin từ các cuộc gọi mà không cần dựa vào phân tích. Cuối cùng, kết nối trực tiếp đến Google Analytics để hiểu những chuyển đổi, từ đó tìm ra các giải pháp đào tạo nhân viên về cách xử lý các cuộc gọi.
1.3. Tạo các landing page tùy chỉnh
Phương pháp khác là bạn tạo ra các Landing page tuỳ chỉnh trên profile GMB, Facebook hoặc Twitter và gửi chúng đến một trang dịch vụ chuyên dụng.
1.4. Chống lại “dark social”: Theo dõi URL của biểu đồ mở
Biểu đồ mở (Open graph) là siêu dữ liệu được sử dụng khi chia sẻ một thông tin gì đó lên các trang xã hội. Khi mọi người chia sẻ qua WhatsApp, Messenger,... Google Analytics sẽ ghi nhận lại dưới dạng lưu lượng truy cập trực tiếp.
Để tránh trường hợp này xảy ra bạn nên thêm thông số UTM vào thẻ OG để chống lại nó. Đây không phải là phương pháp giúp bạn ngăn chặn 100% nhưng bạn có thể kiểm soát các chỉ số đó.
2. Google My Business (GMB): Quản lý công việc theo trình tự thời gian
Để quản lý Google My Business hiệu quả bạn có thể thiết lập quy trình công việc để quản lý các nhiệm vụ công việc và dịch vụ SEO cục bộ một lần và định kỳ của mình.
Một số công việc bạn chỉ cần thực hiện một lần như:
- Lập danh sách Google Business của bạn.
- Tạo danh sách các thư mục của bên thứ 3.
Kết quả hiển thị Google My Business trên công cụ tìm kiếm |
Và các công việc lặp lại theo chu kì giúp duy trì GMB như:
- Quản lý danh sách GMB.
- Tạo các bài đăng liên tục theo kế hoạch trên GMB.
- Trả lời các đánh giá, bình luận, góp ý và đề cập của khách hàng trên web.
2.1. Cài đặt danh sách GMB
Danh sách Google My Business phải được tạo một cách hoàn chỉnh và được tối ưu hoá hoàn toàn với đầy đủ các thông tin sau:
- Category chính.
- Danh mục thứ cấp.
- Các thuộc tính.
Bạn cũng có thể sử dụng các công cụ như:
- Hỗ trợ để có được danh sách đầy đủ các category.
- Plugin gián điệp của GMB dành cho Chrome để xem những gì người khác đang sử dụng.
- Một thủ thuật SEO khác thường bị bỏ qua là dữ liệu EXIF trong hình ảnh. Việc bạn upload hình ảnh trong khi bật GPS và trực tiếp kèm theo định vị sẽ tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng ta đưa càng nhiều tín hiệu dựa trên vị trí càng tốt.
2.2. Cập nhật danh sách Google My Business
Bạn nên dành thời gian để cập nhật danh sách GMB của mình thường xuyên và thay đổi Category theo mùa nếu có.
Ví dụ:
Nếu bạn là một doanh nghiệp kinh doanh bánh, hãy thay đổi category “Bánh cưới” vào mùa xuân.
Nếu bạn là một người bán thịt, hãy thay đổi category của bạn thành “Những món quà Giáng sinh” vào tháng 11.
Sử dụng Keyword Magic Tool của SEMrush để xem các xu hướng được liên kết với các từ khóa.
2.3. Bài đăng trên GMB
Bài đăng trên GMB không giống như trên website, bạn có thể hiểu các bài trên đây giống như các dòng trạng thái bạn cập nhật thường xuyên trên các trang mạng xã hội dành riêng cho doanh nghiệp của bạn.
Bạn cần phải đăng thường xuyên, luôn có các cập nhật mới về tình trạng cửa hàng, sản phẩm, review khách hàng,... để giao tiếp và tương tác với khách hàng, bên cạnh đó cũng hỗ trợ quảng bá các sản phẩm/dịch vụ mới của bạn.
Một lợi ích to lớn khi bạn post bài thường xuyên sẽ giúp xếp hạng và chuyển đổi của doanh nghiệp tăng một cách tích cực.
Sử dụng SEMrush Social Media Poster để lên kế hoạch cho các bài đăng trước thời hạn và tự động hóa quy trình.
2.4. Thiết lập tín hiện để GMB luôn được nhận diện trên website
Sử dụng Google Alerts để nhận các thông báo khi có khách hàng nhắc đến từ khoá của doanh nghiệp/sản phẩm/dịch vụ trên trang web. Từ đó, bạn có thể theo dõi lượt tên thương hiệu được nhắc đến bằng công cụ SEMrush và đăng kí các bài viết có liên quan trong Google News.
Công cụ Google Alerts hỗ trợ bạn cập nhật các thông báo về doanh nghiệp nhanh nhất |
Hãy nhớ luôn tương tác với các liên kết và phản hồi các bài đánh giá đến từ khách hàng.
2.5. Thiết lập Google My Business trên web
Nếu bạn cần tải lên hàng loạt địa chỉ và kiểm soát dữ liệu của mình trên nhiều nền tảng khác nhau, thì việc sử dụng công cụ Quản lý danh sách của SEMrush rất hữu ích.
Nó cũng cho phép bạn kiểm tra sự mâu thuẫn trong dữ liệu tên, địa chỉ và số điện thoại (NAP) đang ảnh hưởng đến thứ hạng của bạn.
2.6. Trả lời các đánh giá cùng một nơi
SEMrush có khả năng tích hợp cho phép bạn thu thập tất cả các bài đánh giá tại cùng một nơi, bạn có thể trả lời và thiết lập đến nhiều liên lạc khác nhau mà không cần mở nhiều tap hoặc thực hiện nhiều lần.
3. Phân tích các đánh giá theo quy mô
Bạn cũng có thể khai thác thông tin chi tiết bằng cách đọc tất cả các đánh giá của khách hàng. Đây là nguồn thông tin rất hữu ích, bạn cần khai thác triệt để và hiểu từng nội dung mà khách hàng nhận xét về doanh nghiệp của mình.
Bạn có thể tham khảo những cách phân tích đánh giá khách hàng sau đây:
3.1. Sử dụng NLP để thu insight chính xác:
Một cách có thể mở rộng để phân tích đánh giá là sử dụng quy trình ngôn ngữ tự nhiên (NLP – Natural Language Processing). Đây là một loại AI miễn phí của Google có thể hiểu được cảm xúc và các entity trong văn bản.
Sử dụng ngôn ngữ NLP nhân tạo để đánh giá chính xác Insight khách hàng |
Nếu bạn không có thời gian để chạy mọi đánh giá thông qua NLP, bạn có thể sử dụng Coda.io, có Google NLP tích hợp. Coda.io cho phép bạn kiểm tra tình cảm, Category sản phẩm và các Entity trong bài đánh giá của khách hàng để có được thông tin chi tiết tổng hợp.
3.2. Sử dụng Zapier: Tự động đẩy bài đánh giá vào tài liệu Coda
Mỗi khi bạn nhận được một bài đánh giá mới, SEMrush sẽ cho bạn biết rằng bạn có thể phản hồi nó. Coda sẽ thu thập và phân tích nó nhanh chóng để bạn có thể biết được cách khách hàng đang tìm kiếm trải nghiệm của bạn. Đặt email tùy chỉnh nếu một số từ nhất định được đề cập hoặc một số điểm tình cảm nhất định xảy ra.
Vậy chỉ với các công việc đơn giản, bạn đã có thể tăng lượng tương tác của khách hàng với doanh nghiệp. Một lưu ý là bạn nên post bài thường xuyên, update hình ảnh, trả lời các câu hỏi, bình luận, review khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp,... Việc làm này sẽ tăng lưu lượng truy cập đến với website và giúp khách hàng nhận diện thương hiệu của bạn tốt hơn.
Việc SEO Google My Business là quy trình đơn giản mà bất kì ai cũng có thể làm được đồng thời cũng mang lại lượng khách hàng tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp SMEs vì vậy, đừng bỏ qua công cụ miễn phí mà tiềm năng này.
COMMENTS