Đối với tất cả doanh nghiệp, ai cũng muốn tăng tất cả các chỉ số tự nhiên (organic) một cách nhanh chóng với một chi phí thấp nhất có thể. Trong tất cả các chỉ số thì CTR Organic là chỉ số cực quan trọng, nó ảnh hưởng đến lưu lượng truy cập của một website.
Vị trí xếp hạng trên SERPs ảnh hưởng đến CTR Organic |
Mới đây, Google vừa cập nhật bản so sánh CTR Organic trên SERPs hay nhất, trong bài viết này, tôi sẽ giúp bạn hiểu cách Google xếp hạng CTR Organic trên SERPs như thế nào.
1. Tổng quan CTR organic trên SERPs
Theo như dữ liệu nghiên cứu từ khóa cho thấy bạn sẽ có thứ hạng tốt nếu CTR Organic trên SERPs đứng đầu bảng xếp hạng.
Ngày nay, đối với tất cả các chủ doanh nghiệp hoặc các chuyên viên SEO thì việc đưa website lên TOP tìm kiếm của Google là việc quan trọng nhất. Họ luôn nói "Tôi muốn xếp hạng ở top đầu" cho các từ khoá mục tiêu của họ.
Tuy không phải tất cả các website đều có thể xếp hạng thành công sau khi hoàn thành các bước chuẩn SEO web nhưng đó sẽ là nền tảng vững chắc giúp cho web của bạn sẽ lên top sau một thời gian "chăm sóc".
Việc website của bạn được hiển thị lên top đầu công cụ tìm kiếm sẽ thúc đẩy chỉ số CTR Organic của bạn tăng lên một cách đáng kể. Theo nghiên cứu của Advanced Web Ranking vào năm 2020, tỷ lệ click chuột trung bình cho vị trí tìm kiếm tự nhiên đầu tiên trên Google là 34,84% đối với Destop và điện thoại là 31,71%.
Tỷ lệ CTR Organic trung bình trên bảng xếp hạng SERPs |
2. Bố cục của SERPs với hệ thống bảo vệ của các CTR Organic
Chúng ta đều đã nhìn thấy bố cục tìm kiếm của Google đã thay đổi như thế nào trong những năm gần đây, họ không còn hiển thị đơn thuần những kết quả tìm kiếm liên quan nữa, mà thay vào đó là các kết quả tìm kiếm trích đoạn hấp dẫn (Featured Snippet) được trích từ các website uy tính, các hình ảnh, video liên quan,...
Nếu như bạn đã mong muốn website của mình luôn ở vị trí top 1 thì chắc chắn sẽ muốn tối ưu tiếp tục để có thể đạt được top 0 trên Google. Các tìm kiếm Zero-click ngày càng trở nên phổ biến trên di động và có ảnh hưởng lớn đến phạm vi tiếp cận không tốn phí của các doanh nghiệp.
Vậy nếu như bạn đang tối ưu một hoặc nhiều từ khoá nào đó hãy kiểm tra xem website mình đang ở vị trí nào trên bảng xếp hạng organic, đã được gắn featured snippet trên SERPs chưa, và nếu chưa thì hãy tiếp tục tối ưu cho trang của mình để tăng cao thêm sự tin tưởng của Google giúp tăng tỷ lệ CTR Organic cao hơn nhé.
3. Chiến lược của từ khóa organic
Mục tiêu giúp website đứng vị trí top đầu để có được tìm kiếm tự nhiên là công việc quan trọng nhất nhưng bạn không nên làm bằng mọi cách.
Mục tiêu cuối cùng trong việc SEO Website hiển thị top đầu thì vẫn phải hưởng đến lợi ích người tiêu dùng. Bạn không thể cung cấp các thông tin ảo, đường link không liên quan, nhồi nhét từ khoá (hiện không còn hiệu quả), mua một lượng lớn backlink,... chỉ để được hiển thị lên đầu mà lại không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của khách hàng thì kết quả cũng không thể duy trì trang web của bạn tại vị trí đó lâu được.
Trên thực tế, nếu bạn làm SEO hoặc là chủ sở hữu của website thì bạn sẽ nhận ra rằng "bạn càng làm việc lâu dài, càng tối ưu SEO, cung cấp nội dung hữu ích, đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng thì tỷ lệ xếp hạng trên SERPs Organic càng lớn".
Với các chuyên gia SEO càng có nhiều kinh nghiệm sẽ dễ dàng trong việc xác định từ khoá dài sẽ xuất hiện ở đâu là tốt nhất. Bạn có thể so sánh dễ dàng hơn qua khảo sát bên dưới của Sistrix được thực hiện trong năm nay, tỷ lệ xếp hạng CTR Organic sẽ cao hơn khoảng 6% so với CTR trung bình trên các công cụ tìm kiếm.
Tỷ lệ nhấp chuột qua các vị trí trên bảng xếp hạng SERPs |
4. Mức tăng tỷ lệ click chuột từ khóa – xếp hạng trung bình theo vị trí SERPs
Tuỳ thuộc vào nguồn lực kinh tế và nhân sự thì phải thừa nhận một sự thật rằng sẽ có nhiều từ khoá mục tiêu của bạn nhưng bạn sẽ không thể cạnh tranh lại đối thủ trên vị trí top đầu hoặc sẽ xảy ra sự cạnh tranh rất khốc liệt.
Trong những trường hợp này, việc bạn nghiên cứu tỷ lệ click trung bình cho một từ khoá trên SERPs là cực hữu ích vì bạn có thể ước tính được mức tăng lượng truy cập khi xếp hạng được cải thiện.
Bạn có thể tham khảo dữ liệu từ Google Search Console hoặc tốt hơn là Search Console Insights để phân tích những từ khoá nào cần cải thiện trong SEO. Việc làm này sẽ giúp bạn sắp xếp các từ khoá SEO theo thứ tự ưu tiên và cũng giúp tiết kiệm thời gian, nguồn lực cho việc tăng thứ hạng từ khoá.
Nguồn dữ liệu mở tốt nhất để bạn tham khảo hiện nay là bảng nghiên cứu CTR organic trên Advanced web mà tôi chia sẻ dưới đây. Vì bạn có thể kiểm tra các phân tích CTR khác nhau mà họ đưa ra và số liệu này luôn được cập nhật thường xuyên. Dữ liệu sau đây được cập nhật vào tháng 11 năm 2020.
Chúng ta sẽ xem xét 3 ví dụ về CTR thay đổi như thế nào theo vị trí tùy thuộc vào ý định của người tìm kiếm khác nhau.
4.1. CTR organic trên SERP cho từ khóa brand và non-brand
Tỷ lệ nhấp chuột theo vị trí của từ khoá Brand và Non-brand |
Biểu đồ này thể hiện chỉ số CTR Organic cho khóa brand và non-brand trên tất cả các thiết bị trên toàn cầu.
Nhìn vào biểu đồ bên trên bạn sẽ thấy được lượng click vào các từ khoá Brand hoặc điều hướng cao hơn (đường màu xanh).
Đường màu đỏ cho thấy CTR Organic cho các từ khoá non-brand giảm đều xuống SERPs. Nói chung, các cụm từ non-brand sẽ có nhiều cạnh tranh khốc liệt hơn với các quảng cáo phải trả tiền để được hiển thị đầu tiên trên SERPs.
Biểu đồ cho thấy tỷ lệ click của việc nằm trong 3 từ khóa top đầu đối với các cụm từ non-brand có CTR Organic từ hơn 30% ở vị trí đầu tiên đến 11,35% ở vị trí thứ ba. Ở các vị trí thấp hơn sau top 10 trở đi, CTR đã giảm xuống mức nhỏ hơn dưới 1,5%.
Đối với các từ khoá của brand thì có chỉ số CTR Organic trên SERPs cao hơn. Tuy nhiên có một sự thú vị là các từ khoá brand có xu hướng tăng cao hơn cho các kết quả nằm sau vị trí thứ 10. Ví dụ từ biểu đồ trên thì vị trí thứ 9 có tỉ lệ nhấp là 3,4% nhưng vị trí 13 lại là 5,78% và tăng dần lên khoảng 6% cho các vị trí tiếp theo.
4.2. CTR Organic trên SERPs cho các cụm từ khóa chung và dài
Theo AWR thì từ khoá ngắn chỉ khoảng 1 -2 từ nếu trên 3 từ thì được gọi là từ khoá dài. Biểu đồ bên dưới cho thấy một xu hướng giảm theo vị trí tìm kiếm. Tuy nhiên, sau thứ hạng top đầu, mức CTR sẽ cao hơn cho các từ khoá dài.
Ở các vị trí SERP được yêu thích cao từ 2-5, kỹ thuật SEO từ khoá dài (4 từ) xếp hạng cao hơn tìm kiếm chung của từ khoá ngắn (1 từ) từ 2% đến 4%.
Tỷ lệ nhấp chuột theo độ dài của từ khoá |
Điều này do các tìm kiếm từ khóa dài diễn tả nội dung tìm kiếm của người dùng sâu hơn trong quy trình phễu bán hàng, cộng với việc ở giai đoạn này, có ít cạnh tranh hơn (không phải trả tiền và có trả tiền) khi các tìm kiếm có nhiều ngách hơn.
Cuối cùng, khi xem xét các tính năng của SERPs ngày càng phát triển, những người làm SEO chuyên nghiệp đã phải công nhận rằng lợi ích của việc xác định mục tiêu các từ khóa dài sẽ hỗ trợ SEO Web tốt hơn.
4.3. Biến thể CTR Organic trên SERPs dựa trên loại ý định
Có một sự sụt giảm ở đây, nhưng có sự thay đổi nhỏ theo loại ý định. Ví dụ: so sánh thông tin có mục đích thương mại, chúng ta có thể thấy CTR có thứ hạng cao hơn cho tìm kiếm thương mại.
Đáng chú ý, những người tiêu dùng đang nghiên cứu ai / cái gì / ở đâu / khi nào / như thế nào của sản phẩm của bạn có nhiều khả năng truy cập vào liên kết thứ hai, thứ ba hoặc thứ tư trên trang hơn những người có mục đích thương mại – tới 1,5%. Tuy nhiên, đối với tìm kiếm thương mại, câu chuyện cũng giống như đưa từ khóa của bạn lên vị trí top đầu và giữ nguyên thứ hạng đó.
5. Kết luận
Vậy việc SEO Website lên top đầu tìm kiếm đặc biệt là top 0 là mục tiêu quan trọng nhất cua các doanh nghiệp.
Tuy nhiên đây là quá trình cần sự đầu tư lâu dài để cung cấp giá trị cho khách hàng, cũng nên chú ý yêu cầu của từng ngành hàng và doanh nghiệp vì không phải lúc nào vị trí top đầu cũng mang lại kết quả CTR Organic tốt nhất cho doanh nghiệp, điều bạn cần quan tâm là mục đích và hành vi của người tiêu dùng.
Bạn cũng nên nhờ một dịch vụ SEO uy tính giúp bạn tối ưu website và hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu từ khoá mục tiêu phù hợp với sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Cảm ơn và chúc bạn thành công!
COMMENTS